Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

BẮC MÔN TỎA THƯỢC

Thảo luận trong 'Sự Kiện Lịch Sử Làng Tennis Đông Anh' bắt đầu bởi DATGIA`, 20 Tháng bảy 2015.

  1. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0

    [IMG]
    BẮC MÔN TỎA THƯỢC

    Bốn chữ trên ra đời ít nhất cách nay cả ngàn năm, tức là từ trước ngày vua Lý Công Uẩn rời đô Từ Hoa Lư ra Thăng Long. Nói thế, nhưng cũng có thể từ hàng ngàn năm trước nữa, bởi các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của dân tộc ta về trước đó đều là chống giặc xâm lược và chiếm đóng từ phương Bắc.
    Thời vua Hùng đời thứ 6, giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta, có truyền thuyết về người anh hùng sinh ra ở làng Gióng.
    Năm 40-43 sau Công nguyên là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.
    Hai trăm năm sau là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân nhà Ngô (246-248).
    Ngót ba trăm năm sau, vào năm 542 là cuộc nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương do Lý Bí ( Lý Nam Đế) lãnh đạo.
    Một trăm tám mươi năm sau, vào năm 722 là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống ách chiếm đóng của nhà Đường.
    Vào khoảng từ năm 766 - 779, là cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng chống ách cai trị hà khắc của nhà Đường.
    Tới năm 938, nổ ra cuộc kháng chiến oanh liệt chống quân Nam Hán xâm lược do Ngô Quyền chỉ huy với trận Bạch Đằng nổi tiếng…
    Từ đó bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” ra đời chính thức dưới triều đại vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Đọc sử chúng ta biết, đầu năm 981 nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Chúng chia quân theo hai ngả. Cánh bộ theo ngả Lạng Sơn. Cánh thủy tiến vào sông Bạch Đằng. Vua Lê Đại Hành trực tiếp cầm quân đi chống giặc. Ông vốn là vị tướng tài dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng. Triều nhà Đinh, quân đội đã tổ chức khá quy củ. Cả nước có 10 đạo quân, Lê Hoàn được phong là Thập đạo tướng quân cai quản cả 10 đạo quân ấy. Tháng 10 năm 979, vua Đinh bị sát hại. Để chống giặc ngoại xâm, vào tháng 7 năm 980 quân sĩ đã tôn Lê Hoàn lên ngôi thiên tử. Cuộc chiến do Lê Hoàn lãnh đạo sau hai trận thắng lớn ở Bạch Đằng và Tây Kết, giết chủ tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, quân giặc tháo chạy.
    Vua Lê Đại Hành là vị vua có tài dẹp nội loạn, khéo bang giao giữ thể diện quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Có thể nói, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Đó là chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời đã phải từng bước thừa nhận quốc gia độc lập Đại Cồ Việt. Có lần sứ nhà Tống đòi vua quỳ nhận sắc phong, vua Lê lấy cớ đau chân không quỳ. Vua còn đề nghị nước Tống có chiếu thư cho sứ giả đến biên giới báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ cử người lên tiếp nhận. Vua Tống cũng phải đồng ý…
    Qua thắng lợi cũng như thất bại của các cuộc chiến, ông cha ta cũng phải “tổng kết chiến tranh” và đã rút ra một kết luận mang tính chất tồn vong, sinh tử của dân tộc rằng: Cửa phía Bắc phải luôn giữ chặt! (Cửa đóng, then cài, cảnh giác).
    Từ ngày Đức Thái tổ nhà Lý rời đô Từ Thăng Long đến nay dân tộc ta cũng lại đã phải trải qua 6 cuộc chiến lớn chống giặc từ phương Bắc: thời Lý chống giặc Tống (1077); thời Trần chống giặc Nguyên Mông 3 lần (1258, 1285, 1288); thời Lê chống giặc Minh (1427); thời vua Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh (1789). “Bắc môn tỏa thược”, trải qua cả nghìn năm, đến nay lời của cha ông như còn vẳng bên tai!
  2. Bonanza Moderator

    Số bài viết:
    1,819
    Đã được thích:
    654
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Còn nhiều chuyện bẩn bọn khựa làm lắm

Chia sẻ trang này