Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

Lịch Sử Việt Nam qua các đời vua

Thảo luận trong 'Bất Động Sản Đông Anh' bắt đầu bởi DATGIA`, 15 Tháng tám 2012.

  1. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Khái quát

    [IMG]
    [IMG]
    Tranh người Pháp vẽ vua Minh Mạng, vào khoảng giữa thế kỷ 19
    Sau thời kỳ Bắc thuộc, bắt đầu với triều đại nhà Đinh các vua người Việt đã xưng hoàng đế, đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời ("thiên tử") vâng mạng trời ("thiên mệnh") cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người ViệtThăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
    Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
    Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền phong kiến dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
    Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt-Hoa, biên giới này về cơ bản gần giống với ngày nay.[cần dẫn nguồn] Theo ý thức thần quyền của hai chế độ phong kiến thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
    Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu.
    Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ phong kiến.
  2. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Về các vua

  3. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Về các triều đại

    [sửa] Thái thượng hoàng

    Bài chi tiết: Thái thượng hoàng
    Thái thượng hoàng có nghĩa là: vua cha bề trên, có trường hợp chỉ gọi là: thượng hoàng để có nghĩa rộng hơn (vua bề trên).
    Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa.
    Thông thường thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.
    Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất là nhà Trần với 9 thượng hoàng. Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly, Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.

Chia sẻ trang này